Vải simili là vải gì? Cấu tạo, đặc điểm, chất liệu riêng biệt mà loại vải simili này sở hữu ra sao? Cách phân biệt simili với các loại vải khác? – Vô vàn câu hỏi, thắc mắc khi người dùng muốn tìm hiểu về sản phẩm này. Simili là một cái tên quá quen thuộc với lĩnh vực thời trang và nội thất. Hiện nay, chúng ngày càng được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Vậy cụ thể chi tiết sản phẩm này ra sao? Hãy tìm hiểu bài viết bên dưới cùng NADI ngay, bạn nhé!

Vải simili là gì?

Simili hay còn được biết đến là một loại vật liệu vô cùng phổ biến. Xuất hiện nhiều trong ngành thời trang, nội thất, in ấn,…Đây là một thuật ngữ chung để chỉ những chất liệu giả da. Người ta cũng có thể gọi Faux Leather hay Pleather. Chúng ra đời như một giải pháp hữu hiệu, thay thế cho da thật làm từ da động vật có giá trị cao và dần càng khan hiếm trong tương lai.

Vải da simili được tạo nên từ sợi polyester tổng hợp, cùng 1 lớp nhựa PVC phủ nhẹ trên bề mặt sản phẩm. Tại một số vùng, cơ sở sản xuất có thể thay thế polyester thành sợi cotton. Trên bề mặt của sản phẩm, chúng cũng có một số chi tiết như đường vân khá giống với da thật. Tạo hiệu ứng thẩm mỹ cao. Chưa hết, những đường vân này còn có khả năng tạo độ bám vô cùng tốt.

Vải simili là gì? Là loại vải giả da, được tạo nên từ sợi polyester tổng hợp, cùng 1 lớp nhựa PVC phủ nhẹ trên bề mặt sản phẩm. Ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực thời trang, may mặc, nội thất,...

Vải simili là gì? Là loại vải giả da, được tạo nên từ sợi polyester tổng hợp, cùng 1 lớp nhựa PVC phủ nhẹ trên bề mặt sản phẩm. Ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực thời trang, may mặc, nội thất,…

Vải silimi có lịch sử ra sao như thế nào?

Presstoff là một tên gọi của những hình thức giả da đầu tiên. Được phát minh và sản xuất tại Đức trong thời kì chiến tranh thế giới thứ 2. Bởi tại thời điểm này, da từ động vật bị hạn chế tối da. Presstoff mở ra như một giải pháp hiệu quả, sử dụng rộng rãi tại quốc gia này. Nhờ sở hữu các thuộc tính nổi bật như dễ vệ sinh, không thấm nước, giá thành mà vải da Presstoff vẫn được sử dụng đến tận bây giờ.

Đến năm 1920, Naugahyde là thương hiệu phát triển bởi Byron A. Hunter – một nhà nghiên cứu hóa học cao cấp của công ty cao su Hoa Kỳ chính thức đưa vật liệu giả da vào sản xuất. 1970 đến nay, các hiệp hội bảo vệ liên tục lên án về vấn đề sử dụng da động vật để làm sản phẩm, đồ dùng thời trang. Tước đi tính mạng của rất nhiều loại động vật, gây mất cân bằng sinh thái. Sản phẩm này bắt đầu được sử dụng rộng rãi như 1 phương thức nhân đạo, đề cao tính bền vững cho các ngành công nghiệp, “nói không với da thú“.

Cấu tạo của da simili

Simili giả da cấu tạo với 2 phần cơ bản. Lớp lót đầu tiên được làm từ sợi polyester tổng hợp, bên trên là một lớp nhựa PVC. Các nhà sản xuất còn ứng dụng công nghệ hóa tiết, tạo vân để lớp da simili có bề mặt gần giống với da thật.

Rất nhiều người dùng ngạc nhiên khi lần đầu tiếp xúc với loại vải đặc biệt nay. Bởi cảm giác bề mặt của chúng hơi sần sùi không nhăn, hoặc quá trơn nhẵn, song cảm giác mang lại không khác gì da thật. Chất liệu khá cứng cáp, độ bám trên bề mặt tốt, đi kèm theo đó là khả năng tạo hình linh hoạt. Do cấu tạo và tính chất thành phần nên simili có mùi nhựa đặc trưng.

Vải simili giả da mặt bên ngoài là lớp nhựa PVC, mặt trong là sợi polyester

Vải simili là gì? Chúng có cấu tạo ra sao? Simili giả da mặt bên ngoài là lớp nhựa PVC, mặt trong là sợi polyester

Đặc điểm của da simili

Sản phẩm sử dụng phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới nhờ có những thuộc tính, đặc điểm vô cùng tuyệt vời:

  • Không khác gì da thật, vải simili chống thấm nước khá tốt. Nhờ chất liệu sợi polyester nhân tạo, các lớp liên kết vô cùng chặt chẽ, không tạo ra kẻ hở giữa các gốc vải, không thấm nước. Vì vậy, người dùng cũng có thể vệ sinh chúng vô cùng dễ dàng.
  • Độ bền cũng tương đương với da thật. Dù được làm từ sợi cotton hay sợi polyester đi chăng nữa thì những chất liệu này vẫn có độ bền cao, chịu được áp lực lớn, giúp nâng cao tuổi thọ sản phẩm ấn tượng.
  • Tương đối mềm, dễ thiết kế, định hình, ứng dụng với nhiều kiểu may vá khác nhau.
  • Vải da simili có thể nhuộm đa dạng màu sắc khác nhau, phục vụ nhu cầu sử dụng của người dùng.
  • Sản phẩm có giá thành hợp lý, chất liệu lý tưởng có thể thay thế hoàn toàn da thật. Do đó chúng ngày càng phổ biến, ứng dụng, ưa chuộng nhiều ngành nghề và có mặt khắp nơi trên thế giới.

Ưu, nhược điểm của loại vải độc đáo này

Ưu điểm của vải simili

Chất liệu vải simili được đánh giá sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:

Tuổi thọ sử dụng cao, bền bỉ

Nhờ được làm từ sợi polyester tổng hợp, hoặc từ sợi bông đi kèm lớp nhựa PVC nên loại vải này có độ bền chắc chắn, chất lượng tốt. Kéo dài được tuổi thọ sản phẩm, luôn bền bỉ.

Khả năng chống nước tốt

Phủ kèm lớp nhựa PVC bên ngoài nên vải simili chống thấm nước khá tốt. Chưa kể nhờ tính năng nổi bật này, chúng còn giúp cho việc vệ sinh, lau chùi cũng tiện lợi, dễ dàng hơn nhiều so với các chất liệu vải thấm nước thông thường.

Màu sắc đa dạng

Chúng có thể nhuộm màu nên loại giả da này ngày càng đa dạng màu sắc. Đáp ứng tối đa nhu cầu thiết kế cũng như sở thích của người tiêu dùng. Đây cũng là một điểm mà da thật không thể nào làm được.

Vải simili ứng dụng rộng rãi, đa dạng nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Chất liệu vải simili vô cùng tự nhiên, có tính thẩm mỹ cao. Khả năng tạo độ bám tốt, bền, đẹp. Vì vậy loại vải này trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt.

Vải simili ứng dụng rộng rãi, đa dạng nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Chất liệu vải simili vô cùng tự nhiên, có tính thẩm mỹ cao. Khả năng tạo độ bám tốt, bền, đẹp. Vì vậy loại vải này trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt.

Tính thẩm mỹ cao

Những ngày đầu ra mắt, chất liệu vải simili tương đối thô, cứng. Nhưng nhờ ứng dụng công nghệ kĩ thuật sản xuất hiện đại, chất liệu vải dần càng có độ mềm mại, phù hợp với yêu cầu sử dụng của khách hàng. Hơn nữa, việc làm simili giống với da thật đến mức, nếu không có kinh nghiệm về da thật, khó lòng mà phân biệt được.

Giá thành hợp lý

Đi cùng nhiều ưu điểm nổi bật là thế song giá thành của sản phẩm này lại rẻ hơn rất nhiều so với da thật. Da thật được xem như một chất liệu xa xỉ, chỉ có thể mua bởi những doanh nhân, gia đình giàu có. Ngược lại, vải da simili giá thành hợp lý, rẻ hơn nhiều có thể mua bởi tất cả mọi người.

Giá trị nhân đạo

Da thật khai thác từ các loài động vật như bò, cừu, hổ, cá sấu, báo, bò,…Vải da simili ra đời giải quyết tình trạng giết hại động vật để lấy da. Đồng thời việc này cũng xử lý vấn đề mất cân bằng sinh thái, ngược đãi động vật. Đây không chỉ là một phát minh vĩ đại mà còn là bước tiến phát triển lâu dài cho ngành may mặc thế giới.

Nhược điểm của vải simili

Chất lượng kém hơn da thật

Đây chắc chắn là điều khó tránh khỏi. Bởi chung quy lại đây chỉ là sản phẩm nhân tạo, độ mềm mại chắc chắn sẽ ít hơn nhiều so với da thật. Sự góp mặt của nhựa PVC phần nào làm sản phẩm da giả này có mùi nhựa đặc trưng. Những người dị ứng mùi hóa học sẽ cảm thấy khó chịu, không hài lòng với các sản phẩm làm từ da simili trong khi da thật không nặng mùi như vậy.

Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

Nhựa, sợi nhân tạo,…rất khó để phân hủy. Chất thải công nghiệp của loại vải này trực tiếp gây ra nhiều vấn nạn ô nhiễm môi trường. Ngày nay, nhiều nhà sản xuất cố gắng ứng dụng, thay thế các chất liệu thực vật để thay thế nhựa PVC – nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Tổng kết

Thông qua bài viết trên, bạn đọc cũng đã hiểu rõ các khái niệm cơ bản về loại vải này. Chẳng hạn như vải simili là gì, chúng có cấu tạo ra sao, ưu nhược điểm cụ thể của sản phẩm,…Thông qua đó, bạn có thể tìm mua, lựa chọn được loại phù hợp, đáp ứng nhu cầu cá nhân. Nếu thấy thông tin này hữu ích, hãy chia sẻ đến với mọi người. Đừng quên truy cập THỜI TRANG NADI mỗi ngày để cập nhập mẫu mã sản phẩm thời trang, đặc biệt là đồng phục, cũng như đọc các bài viết thú vị về lĩnh vực này, bạn nhé!

Trả lời